Máy Tạo Khí Nitơ-Khí Nitơ – Phân Loại và Nguyên Lý Hoạt Động

Máy Tạo Khí Nitơ-Khí Nitơ-Các Loại Máy Tạo Khí Nitơ và Nguyên Lý Hoạt Động

Máy Tạo Khí Nitơ – Khí Nitơ – Các Loại Máy Tạo Khí Nitơ và Nguyên Lý Hoạt Động. Khí Nitơ và máy tạo khí Nitơ đã được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp hiện đại. Các thông tin về khí Nitơ, máy tạo khí và các vấn đề liên quan sẽ được trình bày trong bài viết này.

Có thể bạn quan tâm:

 

khí nitơ-máy tạo khí nitơ
khí nitơ-máy tạo khí nitơ

Những điều cần biết về Khí nitơ

Khí Nitơ là loại khí công nghiệp được sử dụng thông dụng trong các nhà máy sản xuất. Khí Nitơ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất như: Thực phẩm, Y tế, Dược phẩm, Điện tử, Tạo kính… Hiện nay các nhà máy sử dụng khí Nitơ từ 2 nguồn chính:

Khí nitơ là một loại khí được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp, thường được ứng dụng trong các lĩnh vực như y dược, thủy tinh, thực phẩm, điện tử.

Hiện nay, nguồn khí nitơ có thể được dùng từ 2 nguồn: Bình khí nitơ đóng sẵn và máy tạo khí nitơ.

Với bình khí nitơ đóng sẵn do các nhà cung cấp chuyên nghiệp sản xuất, ưu điểm đó là không tốn kém chi phí đầu tư cho máy móc, mua và sử dụng nhanh chóng gọn nhẹ, chi phí mua bình cũng không cao, sử dụng linh hoạt. Tuy nhiên, Nitơ đóng bình không bảo đảm tốt nhất về độ tinh của khí, cũng như về lâu dài nếu sử dụng thường xuyên thì chi phí sẽ cao hơn là đầu tư cho máy tạo khí nitơ. Với một máy tạo khí nitơ nhà đầu tư có thể hoàn vốn sau 2-3 năm sử dụng, chủ động được nguồn cung và lưu lượng khí cần thiết, cũng như đạt được độ tinh khí cao nhất.

Máy tạo khí nitơ là gì?

Máy tạo khí nitơ là một loại thiết bị máy móc khá xa lạ với đại bộ phận người dùng. Trong bài viết này TTP xin được giới thiệu những thông tin cơ bản về máy tạo khí nitơ để bạn đọc nắm bắt và có tính ứng dụng cho nhu cầu của bản thân.

Trong không khí tự nhiên, tỉ lệ khí nitơ rất cao, chiếm đến 78% thể tích khí quyển.

Máy tạo khí nitơ, máy sản xuất khí nitơ, máy nén khí nitơ, máy tạo nitơ… là những tên gọi khác nhau của cùng một cỗ máy có nhiệm vụ sản xuất-tạo ra khí nitơ phục vụ cho nhiều nhu cầu cụ thể.

Điều chế và bảo quản khí nito sau khi được chế tạo

Nito dạng chất lỏng được chế tạo ra là loại sản phẩm đã được sản xuất công nghiệp theo một quy mô và công nghệ hiện đại. Chế tạo nito lỏng bằng cách hóa lỏng khí N2.

Nito lỏng sau khi đã sản xuất ra thông thường sẽ được phân chia theo chất lượng để xếp thành hai loại:

  1. Nito chất lượng thường. Đây loại sản phẩm khí có tỷ lệ N2 lớn hơn hoặc bằng 99,95%
  2. Nito tinh khiết có độ sạch cao sẽ có lượng N2 chiếm tỷ lệ lớn hơn 99,9998%.

Nito thành phẩm sẽ được chứa trong bình thép để bảo quản, vì nito có đặc tính dễ cháy nổ nên phải sử dụng bình thép để bảo đảm an toàn.

Đặc biệt nếu phải vận chuyển khí nito lỏng với số lượng lớn, thì thành phẩm Nito phải được duy trì dưới dạng hóa lỏng trong các bình chứa siêu lạnh.

Lưu ý: Các bình thép chứa Nito lỏng là những thiết bị cao cấp và nguy hiểm nên thường sẽ có thiết kể mày vỏ là màu đen và chữ màu vàng.

Ứng dụng của máy tạo khí ni tơ trong các ngành công nghiệp

Nito (ni tơ, nitơ, khí ni tơ) là một hóa chất quan trọng, là thành phần của hỗn hợp tạo ra phân bón hóa học cung cấp cho ngành nông nghiệp, là thành tố quan trọng trong diễn tiến các hợp chất oxy hóa, đồng thời với tính cháy mạnh năng lượng cao, đây chính là nguồn nhiên liệu lỏng cung cấp sức đẩy cho các tên lửa hiện đại và cả các tên lửa quân sự, tên lửa hàng không vũ trụ…
Khí Ni tơ được sử dụng nhiều trong các ứng dụng công nghệ nhằm mục đích bảo quản các loại thực phẩm, dược phẩm và những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có thể ngăn cản và chống lại sự oxi hóa. Nó cũng đóng vai trò là hoạt chất làm lạnh phổ biến được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác.
Nito cũng còn được các ngành sản xuất điện tử công nghệ cao ứng dụng rất nhiều trong việc chế tạo và bảo quản các linh kiện đắt tiền.
Trong ngành cơ khí và khai khoán chế tạo luyện kim, ni tơ được ứng dụng để sản xuất các loại thép không gỉ.
Khí ni tơ được bơm căng đáp ứng áp suất cho các lốp xe hơi và lốp bánh của máy bay.
Nó cũng được sử dụng rất nhiều trong các thiết bị tản nhiệt cho nhiều loại đối tượng như làm mát ép xung chíp và nhiều loại bộ phận sinh nhiệt khác.
Trong ngành hàn kim loại và công nghệ hàn thì thay vì sử dụng heli là chất khí có giá thành rất cao thì người ta sử dụng nito có giá thành rẻ hơn mà hiệu quả không thua kém.

Các loại máy tạo khí Nitơ

Máy tạo khí Nitơ hiện nay đang có 2 loại: máy tạo khí dạng màng và máy sử dụng công nghệ PSA.

1.Máy Tạo Nitơ Dạng Màng

máy tạo khí nitơ dạng màng
máy tạo khí nitơ dạng màng

Máy tạo khí nitơ dạng màng hoạt động dựa trên phương pháp thẩm thấu phân tử qua một bộ phận được gọi là tổ hợp bó sợi dày đặc. Tổ hợp này có cấu trúc dạng nhiều sợi hình ống kết bó lại, mỗi sợi có khe lưới để lọc phân tử oxy và các phân tử khác nhưng để cho phân tử nitơ đi qua.

Không khí đưa vào bộ phận tách sẽ được nén ở áp suất cao, dòng khí đi qua các bó polimer dày đặc và sẽ bị khuếch tán, phân tử oxy và các phân tử khí khác bị khuếch tán ra ngoài thành bó sợi, phân tử nitơ với độ khuếch tán thấp sẽ đi qua bó polimer đi tiếp vào buồng nén.

Ưu điểm của máy tạo Nitơ dạng màng so với dòng PSA: Máy dạng ngang, gọn, chiếm ít diện tích, Dễ lắp đặt và Giá thành rẻ.

Nhược điểm của máy tạo khí Nitơ dạng màng: để tạo ra cùng một thể tích khí nitơ thì máy Tiêu tốn nhiều nguyên liệu khí nén hơn so với dòng PSA, việc này gián tiếp gia tăng điện năng tiêu thụ. Bộ phận màng cũng không tách triệt để được phân tử, dẫn đến độ tinh khiết của khí Nitơ được tạo ra thấp hơn máy PSA (Tối đa 99.5%). Máy tạo khí Nitơ dạng màng cũng rất nhạy cảm với không khí trong môi trường, bị các yếu tố ngoại cảnh như độ ẩm, nhiệt độ, ảnh hưởng của nguồn khí khác như hóa chất, độ mặn của khí gần biển… làm ảnh hưởng đến độ tinh của khí Nitơ.

2. Máy tạo khí nitơ PSA

Hiện nay các máy tạo khí nitơ hầu hết sử dụng công nghệ PSA.

PSA là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Pressure Swing Adsorption, có nghĩa là hấp thụ áp suất chuyển đổi.

PSA là công nghệ tách khí nitơ từ hỗn hợp không khí trong khí quyển. Dựa vào tính năng hấp thu đặc biệt của phân tử cacbon CMS để tách khí nitơ trong áp suất cao.

Nguyên tắc cốt lõi của công nghệ PSA- hấp thụ áp suất chuyển đổi.

nguyên lý hoạt động của máy tạo khí nitơ PSA
nguyên lý hoạt động của máy tạo khí nitơ PSA

Công nghệ Hấp thụ áp suất chuyển đổi (PSA) là một quy trình vận hành siêu sạch và sử dụng “nguyên liệu thô” duy nhất là không khí. Công nghệ PSA sử dụng nguồn nguyên liệu không khí ngay tại nơi đặt máy, tạo nên nguồn cung cấp khí nitơ tinh khiết cao liên tục không gián đoạn.

Hấp phụ áp suất chuyển đổi là một phát minh công nghệ được sử dụng để tách một hoặc một vài loại khí ra khỏi hỗn hợp, dựa trên đặc tính của vật liệu hấp phụ là hấp phụ một/một vài loại khí ở một áp suất cho trước và giải hấp khí đó ở áp suất thấp hơn nhất định. Quy trình công nghệ liên tục thay đổi qua lại giữa hai quá trình hấp phụ ở áp suất cao hơn và giải hấp ở áp suất thấp hơn, do vậy mà tên gọi của công nghệ có cụm từ “chuyển đổi”.

Tuổi thọ trung bình được sử dụng để tái sinh của rây phân tử, trong đó, trong trường hợp của nitơ, là một phân tử Sàng Carbon (CMS). Rây phân tử là hoàn toàn hồi phục và có tuổi thọ trên 40.000 giờ để hoạt động.

Để hiểu hơn về PSA, chúng ta cần biết về cấu trúc CMS.

hạt carbon màng CMS
hạt carbon màng CMS

Phân tử cacbon CMS là một vật liệu đặc biệt có khả năng hấp thu không phân cực, hấp thu khí oxy và khí nitơ với tỉ lệ khác nhau. Khi cho một dòng khí lấy từ tự nhiên vào máy với một áp suất đủ lớn, Khí Oxi (Z=8) có số hiệu nguyên tử lớn hơn so với khí Nito (Z=7), do các lực hút điện từ tác động vào lớp vỏ electron nên làm cho kích thước của phân tử khí Nito lớn hơn so với kích thước của phân tử khí Oxi, các phân tử khí oxy sẽ đi vào lớp mao quản của bộ phận CMS với tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với phân tử khí nitơ và bị hấp thụ, luồng khí còn lại qua CMS sẽ là một luồng khí giàu nitơ, được nén ở áp suất cao.

Khí oxy bị hấp thu sẽ được xả khỏi CMS để CMS tái tạo và chuẩn bị cho đợt hấp thụ tiếp theo.

Khi các hạt hấp thụ CMS đã ngâm đủ khí Oxy thì dòng khí Nitơ được tạo ra sẽ được vận chuyển qua bình tiếp theo, tiếp tục thực hiện quá trình làm tinh nồng độ khí Nitơ cũng bằng phương pháp trên. Các phân tử khí oxy có trong dòng khí sẽ tiếp tục được hấp thụ một lần nữa. Chu trình hấp thụ oxy, xả oxy được lặp lại giữa bình 1 và bình 2, cho đến khi dòng khí đạt nồng độ Nitơ cần thiết theo yêu cầu.

Hệ thống máy tạo khí nitơ

Sơ đồ hệ thống máy tạo khí nitơ
Sơ đồ hệ thống máy tạo khí nitơ

Nhà cung cấp máy tạo khí ni tơ uy tín chất lượng cao

Công ty Tín Thành Phát-TTP chuyên cung cấp, thi công lắp đặt hệ thống máy tạo khí nitơ tại Tp. HCM, Hà Nội trên toàn quốc.

 

Mọi nhu cầu về máy tạo khí Nitơ xin vui lòng liên hệ thông tin:

Công ty Máy nén khí Tín Thành Phát - TTP
Công ty Tín Thành Phát – TTP – cung cấp dịch vụ máy nén khí

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ KỸ THUẬT TÍN THÀNH PHÁT

Địa chỉ: 150/10 Đường HT13, KP2, Phường Hiệp Thành , Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh

Địa chỉ nhà xưởng: 85/119 kp. 2, đường số 9, p. Bình Hưng Hòa, q. Bình Tân, TP. HCM

Tel : (028) 6253.0065 Fax : (028) 6253.0060

Hotline : Mr. Trung 0974. 544 288

Email: info@tinthanhphat.vn | Website: www.tinthanhphat.vn | www.maynenkhi-ttp.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

0974.544.288

Contact Me on Zalo