【Hướng Dẫn Chi Tiết】Bảo Dưỡng Linh Kiện Phụ Kiện Máy Nén Khí-TÍN THÀNH PHÁT

bảo dưỡng phụ kiện máy nén khí piston

Hướng Dẫn Bảo Dưỡng Linh Kiện Phụ Kiện Máy Nén Khí

Qua nhiều năm hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực máy nén khí, đội ngũ kỹ sư và nhân viên của máy nén khí TÍN THÀNH PHÁT xin trân trọng cung cấp đến bạn đọc quan tâm một số những kinh nghiệm thiết yếu trong việc bảo dưỡng linh kiện phụ kiện của máy nén khí.

Mời bạn xem thêm:

Phụ tùng máy nén khí, bao nhiêu loại, mua ở đâu, bảo dưỡng thế nào

Bài viết dưới đây xin được trình bày cách bảo dưỡng các phụ kiện: bộ lọc khí, bộ lọc dầu, bộ tách dầu, bộ tách dầu, xy lanh của máy nén khí. Đồng thời bài viết cũng cung cấp các kỹ thuật cần thiết để thực hiện việc bảo dưỡng phụ tùng đúng kỹ thuật.

bảo dưỡng linh kiện phụ kiện máy nén khí
bảo dưỡng linh kiện phụ kiện máy nén khí

Bảo dưỡng những linh kiện quan trọng của máy nén khí

1, Bảo dưỡng Bộ lọc khí

bảo dưỡng bộ lọc khí máy nén khí
bảo dưỡng bộ lọc khí máy nén khí

Tất cả các máy nén khí dù chất lượng đến đâu thì sau khi sử dụng được một thời gian dài, bề mặt của bộ lọc khí cho máy sẽ bị các loại bụi bám bẩn đầy nghẹt và làm cản trở đường không khí dẫn vào máy. Việc này sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và chất lượng khí nén.

Thông thường thì sau một ca máy nén khí làm việc hoặc đèn báo lệch áp báo tín hiệu là đèn sáng đỏ thì nhân viên kỹ thuật cần phải tháo bộ lọc khí của máy nén khí ra và bắt đầu tiến hành các thao tác làm vệ sinh cho bề mặt được sạch sẽ cho mặt ngoài lõi lọc khí.

Cách thức làm vệ sinh đúng kỹ thuật: nhân viên kỹ thuật có thể dùng súng phun khí nén với áp lực ở mức thấp để thổi lên bên ngoài và bên trong của bộ lọc khí, với khoảng cách từ miệng đầu thổi đến mặt trong lõi lọc khoảng 10 mm. Lần lượt thổi từ trên xuống dưới men theo xung quanh. Sau khi làm Vệ sinh xong thì gõ gõ vào lõi lọc xem có còn bụi bẩn rơi ra không.

Nếu lõi lọc khí của máy đã quá bẩn thì ta nên thay cái lọc khí mới với chu kỳ thay thế thông thường cứ 1000 giờ thì thay.

Trong trường hợp chưa kịp thay có thể dúng lọc vào dung dịch chất tẩy nhẹ như xà phòng loãng sau đó để khô và dùng tiếp.

 2, Bảo dưỡng Bộ lọc dầu

bảo dưỡng bộ lọc dầu máy nén khí
bảo dưỡng bộ lọc dầu máy nén khí

Máy mới chạy lần đầu sau 500 giờ thì thay lọc.

Kể từ lần kế tiếp 1000 giờ thay một lần. Nếu môi trường bụi bẩn cứ khi đèn báo lệch áp trước và sau lọc sáng biểu hiện lọc bị tặc hoặc nghẹt, lập tức thay ngay. Sử dụng cà lê hoặc đai dây là tháo được.

Khi lắp thiết bị lại thì bạn chỉ cần xoáy thật chặt bằng tay là được.

 3, Bảo dưỡng Bộ tách dầu (bộ phân ly dầu)

Thông thường sau 3000 giờ là thay. Nếu môi trường không tốt có thể thay sớm hơn.

Với máy nén khí loại nhỏ tách dầu tách biệt với thùng dầu ta chỉ cần tháo bộ tách dầu ra thay mới như tách dầu.

Với máy lớn tách dầu nằm trong thùng dầu cần dùng cle tháo lắp thùng dầu.

Lưu ý khi nhân viên kỹ thuật thay tách thì cần xả hết áp khí chứa trong bình dầu qua van an toàn trước khi tháo. Thật Cẩn trọng với đệm cao su nắp thùng dầu. Nếu phát hiện thấy đệm này đã bị biến chất dẫn đến tình trạng không làm kín khi lắp lại cần thay luôn cùng tách dầu.

4, Bảo dưỡng Xilanh máy nén khí piston

bảo dưỡng phụ kiện máy nén khí piston
bảo dưỡng phụ kiện máy nén khí piston

Khi van khí hoạt động không linh hoạt cần tiến hành bảo dưỡng.

– Tiến hành Tháo xilanh trên van vào khí

– Tiếp tục Tháo đế đính ốc, lấy đệm cao su ra

– Sau đó Vệ sinh xilanh, lò xo, piston, thay đệm cao su mới

– Cuối cùng là tiến hành lắp lại cụm xi lanh

 Những Điều Chỉnh Cần Thiết Và Căn Bản Cho Nhân Viên Kĩ Thuật

1, Điều chỉnh dây cu-roa

kiểm tra bảo dưỡng linh kiện máy nén khí
kiểm tra bảo dưỡng linh kiện máy nén khí

– Sau 30 giờ đầu tiên chạy máy, cần kiểm tra độ lỏng chặt của nó. Nếu lực căng không đủ thì điều chỉnh lại, cứ 1500 giờ tiếp theo kiểm tra và điều chỉnh một lần.

– Khi muốn điều chỉnh lực căng dây, sử dụng con đinh ốc để điều chỉnh phần đế động cơ để cho dây curoa điều chỉnh lỏng/ chặt theo ý người điều khiển mong muốn.

– Sau khi đã điều chỉnh, tiến hành thay dây curoa nên nhớ không nên để cho dầu nhớt vương dính vào dây hoặc bánh dây để tránh dây bị trơn.

– Nếu cần thay dây nên thay đồng loạt, nếu thay một số sợi hoặc một sợi thì lực căng sẽ không đều.

– Sau khi điều chỉnh xong bánh động cơ và bánh trục vít phải nằm cùng một mặt phẳng, nếu không dây curoa nhanh mòn và tạo ra trấn động và tiếng ồn,

2, Điều chỉnh hoặc cài đặt áp lực

bảo dưỡng link kiện phụ kiện chi tiết
bảo dưỡng link kiện phụ kiện chi tiết

– Với máy nén khí hiện đại việc này hoàn toàn thao tác trên bảng điều khiển điện tử

– Với những máy cũ, máy nhỏ dùng công tắc áp lực. Công tắc này có 2 đinh ốc để điều chỉnh, một là đinh ốc điều chỉnh áp lực trên( áp lực ngắt máy).

Xoay đinh vít theo hướng chiều kim đồng hồ là để có thể nâng áp lực ngắt máy lên. Một đinh ốc khác là điều chỉnh lệch áp.

Xoay ngược chiều kim đồng hồ để nâng khoảng cách lệch áp. Ví dụ máy cài đặt mặc định áp làm việc là 7Mpa độ lệch áp là 2Mpa tức là khi máy nén đạt 8Mpa máy sẽ chuyển sang chế độ không tải và khi áp suất ra xuống đến 6Mpa máy sẽ nén khí trở lại.

Bây giờ ta muốn máy hoạt động ở 8Mpa và 7Mpa là máy nén khí trở lại thì ta điều chỉnh áp suất làm việc (áp lực ngắt máy) từ 7Mpa nến 8Mpa và điều chỉnh đinh vít lệch áp là 1Mpa.

Đơn vị cung cấp và bảo dưỡng máy nén khí chuyên nghiệp

Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ Hotline: 0974.544.288-0947.98.91.98 để được tư vấn.

Công ty TNHH THIẾT BỊ KỸ THUẬT TÍN THÀNH PHÁT

Trụ sở: 25 Lâm Thị Hố, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, Tp. HCM

Điện thoại: (84 8) 6253 0065

Fax: (84 8) 6253 0060

Hotline: Mr. Trung 0974 544 288

Email: info@maynenkhi-ttp.com

Website: www.maynenkhi-ttp.com

Lịch làm việc: Sáng 7h30 đến 11h30. Chiều 13h30 đến 17h30.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

0974.544.288

Contact Me on Zalo